Bản đồ tiệm giặt ủi Đà Nẵng | giặt ủi Đà Nẵng | giặt ủi Đà Nẵng | giặt ủi Đà Nẵng

DU LỊCH

Đàn Nam Giao - Cố Đô Huế

Đàn Nam Giao

Đàn Nam Giao là công trình lộ thiên được khởi tạo vào mùa xuân Bính Dần (25-3-1806) do thợ và lính thuộc Bộ Công và Bộ Binh thực hiện dưới sự chỉ huy của Chưởng quân Phạm Văn Nhơn cùng Đô thống Trần Văn Năng.
Đầu năm Đinh Mão 1807, triều Nguyễn đã tổ chức lễ tế trời tại nơi này.

Đàn Nam Giao

Về cấu trúc đàn Nam Giao triều Nguyễn gồm ba tầng, quay mặt về hướng Nam. Tầng thứ nhất hình vuông, màu đỏ, tượng trưng cho người. Tầng thứ hai cũng hình vuông, gọi là Phương đàn, màu vàng, tượng trưng cho đất. Tầng thứ ba hình tròn, gọi là Viên đàn, màu xanh, tượng trưng cho trời. Kiểu kiến trúc này phản ánh quan niệm về vũ trụ trong văn hóa phương Đông: Thuyết Tam tài (Thiên, Địa, Nhân); Thiên thanh, địa hoàng; Trời tròn, đất vuông.

Đàn Nam Giao

Viên đàn (hình tròn) có 5 án thờ : án chính giữa thờ trời và đất ; các án xung quanh thờ chúa Nguyễn Hoàng, các vua Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị. Viên đàn cao 2,75m; chu vi hơn 127m, tô màu xanh, bốn mặt có thềm: phía nam có 15 bậc; đông, tây, bắc đều có 9 bậc.

Đàn Nam Giao

Phương đàn (hình vuông) tên khác là Tùng đàn, có 8 án thờ, phía tả gồm 4 án thờ thần Đại minh (mặt trời), án thứ nhì thờ các vì sao trong bầu trời, án thứ ba thờ thần mây, thần mưa, thần gió và thần sấm, án thứ tư thờ thần Thái tuế (thần các năm) và thần Nguyệt tướng (thần các tháng); phía hữu, án thứ nhất thờ thần Dạ minh (mặt trăng); án thứ nhì thờ thần núi, thần biển, thần sông và thần chằm (đầm phá), thần các núi Triệu Tường, Khải Vận, Hưng Nghiệp và Thiên Thụ (bốn “linh sơn” là nơi táng các vị tiên vương, tiên đế vừa kể); án thứ ba thờ thần giữ lăng tẩm và phần mộ; án thứ tư thờ các thần kỳ trong nước. Đàn cao xấp xỉ 1m, vuông mỗi cạnh hiện đo được 83m, suy ra diện tích 6.889m², bốn mặt thềm đều 5 bậc.Tầng thấp nhất cao 0,84m, vuông mỗi cạnh 165m, suy ra diện tích hơn 27.225m², bốn mặt thềm đều 4 bậc. Góc đông nam là lò chứa củi, góc tây bắc là huyệt chôn máu và lông các con vật hiến tế.

Đàn Nam Giao

Khuôn viên đàn Nam Giao vốn được phân định bởi tường rào hình chữ nhật, bốn mặt có trổ cổng và chắn trước từng cổng là bức bình phong. Mỗi bình phong rộng 12,5m, cao 3,2m, dày 0,8m, được xây bằng đá, nay chỉ còn ba bức ở các phía đông, nam, tây. Tường cũng được xây bằng đá, bị triệt phá từ lâu. Bên ngoài khuôn viên, thuở xưa còn có nhiều hạng mục công trình phục vụ tế Giao được xây kiên cố bằng vôi gạch hoặc dựng tạm thời bằng tranh tre, bao gồm: Trai cung (nơi vua giữ mình trong sạch trước khi tế Giao), Thần trù (nhà bếp), Thần khố (nhà kho), Quan cư (nhà dành cho các quan tạm trú), Khoản tiếp (nhà đón khách nước ngoài). Các hạng mục trên hiện nay chỉ còn Trai cung là còn nguyên vẹn.

Đàn Nam Giao

Trong lẫn ngoài khuôn viên Nam Giao, xưa kia xanh rậm một rừng thông, loài cây tượng trưng người quân tử. Từ khởi công xây dựng đàn Nam Giao, vua Gia Long đã ra lệnh “trồng cây gây rừng” quanh công trình được xem vĩ đại và uy nghiêm. Thoạt tiên là trồng cụm thông về hướng nam, phía trong tường rào, biểu thị cho bậc khôn ngoan tài trí đã kiên nhẫn nếm mật nằm gai và dũng cảm vào sinh ra tử mà sáng lập vương triều. Xung quanh là các cây thông, mỗi cây đều gắn một tấm biển nhỏ bằng đồng hay bằng đá khắc tên từng vị khai quốc công thần. Mùa xuân Giáp Ngọ 1834, đến Trai cung chuẩn bị tế Giao, Minh Mạng đích thân trồng 10 cây thông rồi tự tay buộc biển đồng có khắc bài minh do vua ngự chế. Vua Thiệu Trị nối ngôi cũng noi gương, trồng 11 cây thông như thế. Hàng ngũ hoàng thân quốc thích cũng như đại thần được vinh dự trồng mỗi người một cây thông quanh đàn Nam Giao, trên cây có buộc thẻ bài khắc họ tên mình. Đến đời Tự Đức, quyền được trồng thông tại khu vực Nam Giao nới rộng tới quan văn tứ phẩm lẫn quan võ tam phẩm. Rừng thông Nam Giao vì vậy cũng mở rộng, lấn dần sang phần đất sau Trai cung, vượt khỏi giới hạn tường rào cả quãng xa. Tính đến năm Ất Dậu 1885, tức từ đời vua Hàm Nghi trở về trước, mỗi quan lại vào triều diện kiến đức vua để được thăng chức, nâng bậc, ngay sau đó phải lên Nam Giao tự tay trồng một cây thông với sự chứng kiến của phái đoàn đặc biệt gồm các thành viên đại diện Bộ Lễ và Bộ Công.

Đàn Nam Giao

Dưới triều Nguyễn, lễ tế trời được cử hành tại đàn Nam Giao vào trung tuần tháng hai hàng năm. Trước triều vua Thành Thái, lễ được tổ chức một năm hoặc hai năm một lần. Đến năm Thành Thái thứ 2 (1890), ba năm tế một lần. Thời vua Bảo Đại, Lễ tế trời rút lại chỉ còn một ngày.

Đàn Nam Giao

Trước 1 ngày, bắt đầu từ canh 5, Cấm binh cờ xí, giáo mác đầy đủ, dàn bọc xung quanh đàn cả trong lẫn ngoài và các nhà Thần trù, Thần khố, Trai cung. Lính của các quân bộ Binh xếp hàng nghiêm ngặt hai bên con đường xa giá của nhà vua đi qua, kéo dài từ trong Đại Nội đến bến Phu Văn Lâu, qua bến đò bờ nam sông Hương ở xã Dương Xuân, cho tới tận đàn Nam Giao. Đồng thời kỳ lão 6 huyện thuộc phủ Thừa Thiên bày hương án hai bên đường từ bến đò bờ nam đó cho tới tận đàn sở, họ phải quỳ đón và quỳ tiễn xa giá của vua cho đến khi nhà vua yên vị tại Trai Cung.

 Xem thêm Khám Phá Cố Đô Huế

Tổng hợp từ Internet bởi  




KHÁM PHÁ CÙ LAO CHÀM

TOUR XEM NHIỀU NHẤT

  • Tour Cù Lao Chàm 1 ngày
  • Tour Cù Lao Chàm 2 ngày 1 đêm
  • Tour Khám phá Đà Nẵng 1 ngày
  • Tour Bà Nà Hills 1 ngày
  • Tour Bà Nà Hills 2 ngày 1 đêm
  • Tour Ngũ Hành Sơn - Hội An
  • Tour Đà Nẵng – Huế 1 ngày
  • Tour Đà Nẵng – Mỹ Sơn – Hội An 1 ngày
  • Tour Đà Nẵng – Tháp Mỹ Sơn 1 ngày
  • Tour Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn-Hội An
  • Tour Lý Sơn 2 ngày 1 đêm
  • Tour Đà Nẵng - Huế 2 ngày 1 đêm

TIỆM GIẶT GIÁ RẺ

KHÁCH SẠN ĐANG HOT

  • Khách sạn Victori - Giá rẻ, gần biển
  • Tuấn Phong Hotel - Gần biển
  • Sea Castle Hotel - Gần biển Mỹ Khê
  • Biển Ngọc Hotel - Gần công viên biển
  • Đức Phú Tâm Motel
  • Khách sạn Pơ Mu - View biển Đà Nẵng
  • Khách sạn Bin Star
  • Khách sạn Diamond Sea - Đẹp, sang trọng
  • Khách sạn Gold 2 - Gần biển, phòng đẹp
  • Khách sạn Koreana - Gần biển, giá bình dân
  • Ngôi Nhà Xanh Hotel- Trung tâm Đà Nẵng
  • Khách sạn Hưng Phát - Gần biển

CLIP ASIAN BEACH GAME 2016

Giặt ủi Đà Nẵng | Khách sạn Đà Nẵng