Bản đồ tiệm giặt ủi Đà Nẵng | giặt ủi Đà Nẵng | giặt ủi Đà Nẵng | giặt ủi Đà Nẵng

DU LỊCH

Điện Hòn Chén - Cố Đô Huế


Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén nằm trên vực nước sâu nhất của dòng sông Hương, ở một vị trí khá đặc biệt về địa cuộc phong thủy, nơi tương truyền có một nữ thần hiển linh thường hiện về đó hằng năm khi mùa thu tới

Núi Hòn Chén được tạo hóa sinh ra giữa cảnh sắc mơ màng của sông Hương – nơi dừng chân của một dãy non ngàn xuất phát từ hướng tây bắc của Trường Sơn chạy lại. Đại Nam nhất thống chí mô tả “dãy non ngàn” ấy có dáng dấp “trùng trùng điệp điệp như rồng đi hổ phục” về phía kinh thành Huế, đến tả ngạn sông Hương thuộc làng Hải Cát, huyện Hương Trà đột ngột “nhô cao lên thành một ngọn núi đẹp và tròn như hình cái chén (Hòn Chén) gọi là núi Ngọc Trản (núi Chén Ngọc)”.

Đối chiếu sách địa lý toàn thư của cụ Tả Ao, chúng ta sẽ có những liên tưởng gần gũi với sơn thủy quanh vùng đó. Chẳng hạn cụ Tả Ao chỉ rõ: nếu long mạch chạy từ dãy núi lớn ra, nhấp nhô mềm mại suốt đường đi của mình thì khi kết lại nơi đâu, ở đó sẽ xuất hiện những con người thanh lịch tuấn tú (mạch lai duyên giang duyên khê, ủy đà khuất khúc, tử tôn thanh tú); Cao Trung giải: “Nếu nhìn chung long mạch đi uyển chuyển ven sông, ven suối với dáng thướt tha, khuất khúc (dịu dàng đẹp mắt) cho ta biết nếu có đất kết thì sẽ sinh người thanh tú, không thô kệch”.

Ngược lại, long mạch đi thẳng tuột như con lươn nằm chết, như que củi cứng đơ, hoặc như con cá khô phơi dưới nắng bất động, nếu kết ở đâu ắt nơi đó sẽ thiếu sinh khí (tử thiện tử ngư tối hung). Vậy long mạch phải sống động như “rồng đang uốn lượn, rắn đang phóng mình tới trước” tựa thế trườn đi của dãy Uyển Sơn khi ẩn khi hiện, về tới bờ bắc sông Hương vọt lên thành ngọn Hòn Chén một cách xuất thần hiếm thấy.

Ngọn núi cũng tiềm ẩn ý nghĩa “âm dương hợp nhất”, viên mãn vẹn tròn (nhất thể) và không hai (bất nhị) ngay trong hai tên gọi về mình. Được gọi Ngọc Trản (theo Quốc sử quán triều Nguyễn) vì trên đỉnh có sẵn khoảng đất trũng xuống trông như hình một cái chén ngửa ra giữa trời, với miệng rộng chừng vài mét đường kính, vào những ngày mưa lớn nước đọng lại trong xanh như ngọc. Được gọi Hòn Chén (theo dân gian) vì thấy xa xa “ngọn núi đẹp và tròn” hiện lên như cái chén úp lưng trời.

Hai cách gọi trên gợi hình ảnh về một cái “chén úp” (đỉnh tròn) và một cái “chén ngửa” (trũng nước trong) của cùng một địa cuộc. Tuy là hai (tên gọi) nhưng dùng để chỉ một thực thể (núi) với tướng trạng hiện hình theo thế “úp” và “ngửa” khác nhau, dẫn đến suy ngẫm về sự tương tác của những cặp đôi khác như: âm và dương, sơn và thủy, sáng và tối, hữu và vô – vốn là những thuộc tính của một “vùng đất sống”: Hòn Chén. Ở đó, ngoài cảnh vật nên thơ còn bao phủ vẻ huyền bí bởi các truyền thuyết và bởi ngôi đền cổ dựng bên sườn núi cheo leo để thờ vị thần tối cao của người Chăm mà Dương Văn An nhắc đến trong Ô châu cận lục giữa thế kỷ 16. Đến đầu thế kỷ 19, vua Gia Long sắc phong nữ thần thờ ở đền là: “Hồng Nhân Phổ Tế linh ứng thượng đẳng thần”. Vua Minh Mạng tu sửa đền khang trang thêm. Vua Tự Đức phong “Thượng đẳng tối linh thần” và thượng thư bộ Lễ đương thời là Phan Thanh Giản ghi lại nguồn gốc, quê quán và hành trạng của nữ thần Thiên Y A Na (thờ ở Hòn Chén) bằng chữ Hán trên tấm bia đá khắc năm 1856 (hiện còn dựng ở tháp Bà – Nha Trang):

Điện Hòn Chén

“Thiên Y tiên nữ ban đầu giáng linh ở núi Đại An, nay là xã Đại An tỉnh Khánh Hòa. Đất này gần thì giáp với cù lao Huân, ngoài xa thông với biển cả, bao bọc núi non, biển biếc, động thiên, đúng là chốn di tích của các bậc tiên linh xưa vậy (…) Có hai vợ chồng ông lão không con, dựng nhà bên triền núi. Hễ ruộng dưa trái vừa chín là bị người hái trộm. Ông lấy làm lạ rình xem thì thấy một bé gái độ mươi mười tuổi ôm dưa chơi ở dưới ánh trăng, bèn đến gần hỏi tới ngọn nguồn. Vì thương bé ít tuổi mà sớm côi cút nên mang về nuôi nấng như con ruột… Một hôm lũ núi, mưa nguồn ập tới, nàng chợt nhớ cảnh cũ Bồng Lai…” (Lý Việt Dũng dịch, Thông tin Khoa học và công nghệ, số 2, Huế 2000).

Nhớ Bồng Lai vì cô gái ấy là tiên nữ giáng trần, đã từ núi Đại An nhập vào khúc gỗ kỳ nam trôi ngược ra Bắc. Ngày kia, một hoàng tử vớt được đem về, thấy có cô gái đẹp bước ra từ thân gỗ kỳ nam với những nét buồn bí ẩn. Hoàng tử không hề biết trước mặt mình là một tiên nữ mà thức ăn hằng ngày thích nhất của nàng là âm nhạc và hương thơm của các loài hoa mới nở.

Thế nhưng nay xuống làm người, nên tiên cũng đồng ý ngồi vào tiệc cưới, kết hôn với hoàng tử theo lời đã ngõ. Ăn ở với nhau có hai mặt con, tiên nữ nhớ nhà về lại phương Nam, đến cù lao Huân tìm cha mẹ nuôi nhưng hai cụ đều qua đời. Tiên nữ ở lại dạy dân làm nghề, khai khẩn ruộng vườn rồi “giữa ban ngày cưỡi chim loan bay lên cõi tiên”.

Hoàng tử nhớ vợ, dẫn đội thủy binh vượt biển đi tìm, khi đến nơi binh lính phía Bắc của hoàng tử tỏ ra hung bạo ngược đãi dân làng, không tôn kính tượng nữ thần để lại, nên đã bị trừng phạt “từ đó bà hết sức hiển linh, thường qua lại nơi đảo Yến, đỉnh Cù cứu nhân độ thế. Ai cầu gì ứng nấy, dân chúng tôn bà là thần, gần xa nhất nhất lập thần chủ cầu cúng… Người xưa gọi bà là Thiên Y A Na Diễn Phi, Chúa Ngọc Thánh Phi” (tài liệu đã dẫn).

Điện Hòn Chén

Sau văn bia trên của Phan Thanh Giản, nhiều tác giả khác như các vị Thái Văn Kiểm, Bửu Kế, Trần Văn Toàn, Nguyễn Thế Anh, Quách Tấn, Hoàng Trọng Miên… bàn đến sự tích Thiên Y A Na phần đông cho đó là dị bản của dạng hình truyền thuyết về nữ thần Poh Nagar – vị thần Sáng tạo, bà Mẹ xứ sở của người Chăm – được tiếp nhận vào hệ thống các thần của người Việt để “hóa thân” thành nữ thần Thiên Y A Na.

Bà thường đứng trên đám mây trắng nõn như lụa hiện lên giữa nền trời cuối thu, hoặc theo bóng cầu vồng ngũ sắc xuống lưng chừng núi, hoặc ngồi trên lưng con bạch tượng mang theo hương thơm của kỳ nam từ rừng sâu đi ra. Không chỉ dân chúng thờ kính, mà cả loài vật cũng vậy, cứ hàng năm vào một ngày đặc biệt bỗng có “nhiều loài thú rừng kéo đến, cùng các loài cá ngoài khơi bơi vào, tất cả nằm chầu yên lặng trước đền thờ của nữ thần như chừng chúng rủ nhau đến dự ngày kỵ giỗ bà theo cách của chúng” (Đào Thái Hanh – BAVH 1914).

Một trong những nơi bà xuất hiện là làng Hải Cát với đền thờ dựng trên núi Ngọc Trản, phía trước có “một cái vực sâu hoắm, dưới đáy vực ấy tương truyền là hang của thủy tộc, và có một con rùa to lớn cỡ bằng chiếc tấm chiếu, mỗi lần nó trồi lên mặt nước là gây nên sóng to gió lớn mà người ta cho đó là sứ giả của Hà Bá phái lên” (ĐNNTC).

 Xem thêm Khám Phá Cố Đô Huế

Tổng hợp từ Internet bởi  
KHÁM PHÁ CÙ LAO CHÀM

TOUR XEM NHIỀU NHẤT

  • Tour Cù Lao Chàm 1 ngày
  • Tour Cù Lao Chàm 2 ngày 1 đêm
  • Tour Khám phá Đà Nẵng 1 ngày
  • Tour Bà Nà Hills 1 ngày
  • Tour Bà Nà Hills 2 ngày 1 đêm
  • Tour Ngũ Hành Sơn - Hội An
  • Tour Đà Nẵng – Huế 1 ngày
  • Tour Đà Nẵng – Mỹ Sơn – Hội An 1 ngày
  • Tour Đà Nẵng – Tháp Mỹ Sơn 1 ngày
  • Tour Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn-Hội An
  • Tour Lý Sơn 2 ngày 1 đêm
  • Tour Đà Nẵng - Huế 2 ngày 1 đêm

TIỆM GIẶT GIÁ RẺ

KHÁCH SẠN ĐANG HOT

  • Khách sạn Victori - Giá rẻ, gần biển
  • Tuấn Phong Hotel - Gần biển
  • Sea Castle Hotel - Gần biển Mỹ Khê
  • Biển Ngọc Hotel - Gần công viên biển
  • Đức Phú Tâm Motel
  • Khách sạn Pơ Mu - View biển Đà Nẵng
  • Khách sạn Bin Star
  • Khách sạn Diamond Sea - Đẹp, sang trọng
  • Khách sạn Gold 2 - Gần biển, phòng đẹp
  • Khách sạn Koreana - Gần biển, giá bình dân
  • Ngôi Nhà Xanh Hotel- Trung tâm Đà Nẵng
  • Khách sạn Hưng Phát - Gần biển

CLIP ASIAN BEACH GAME 2016

Giặt ủi Đà Nẵng | Khách sạn Đà Nẵng