Bản đồ tiệm giặt ủi Đà Nẵng | giặt ủi Đà Nẵng | giặt ủi Đà Nẵng | giặt ủi Đà Nẵng

DU LỊCH

Làng Nghề Làm Mắm Nam Ô Đà Nẵng

Mắm Nam Ô Đà Nẵng

Nam Ô là ngôi làng tồn tại hàng trăm năm dưới chân đèo Hải Vân Quan, nằm bên lề con đường thiên lý. Làng Nam Ô có biển, núi, sông với bề dày trầm tích văn hóa không dễ một làng quê nào sánh nổi. Trong lớp trầm tích văn hóa đó, nước mắm Nam Ô như một thứ hồn, thứ hương quyện nên bản sắc riêng không lẫn với bất kỳ đâu.


Mắm Nam Ô Đà Nẵng

Hương mắm hòa quyện cùng hồn người

Gạt đi mọi thứ tất bật đời thường, tôi tìm về làng Nam Ô (Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) để ngửi hương vị rất đặc trưng của làng nghề làm nước mắm. Cái “thương hiệu nước mắm Nam Ô” nức tiếng đã lâu, từ trước khi thương hiệu, nhãn mác riêng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp khi hội làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô thành lập (2009).

Mắm Nam Ô Đà Nẵng

Nhưng mới chỉ nghe thôi, người viết chưa một lần mục sở thị loại chất lỏng óng ánh đặc sánh màu cánh gián từ lò chứ nói gì thấy rõ cách làm, nghe “người trong cuộc” thổ lộ, chia sẻ về nghề truyền thống. Lần này thì thỏa chí.

Cảm thấy như mình được “mở to con mắt mà nhìn” và thấu hiểu. Hiểu cái nghề, cái nghiệp; hiểu nỗi lòng và sự níu kéo nét hồn quê không để mai một theo “kinh tế thị trường” như cách nói của ông Lê Bốn - Chủ tịch Hội làng nghề.

Mắm Nam Ô Đà Nẵng

“Giờ người ta làm nước mắm theo khoa học, công nghệ, mấy ai “mạnh tay” làm nghề truyền thống thủ công như mình nữa. Nhưng không phải vì vậy mà bỏ, vẫn có chỗ đứng trong lòng người dân (khách hàng) gần xa đấy.

Nghe, được thưởng thức rồi thì họ ghiền và duy trì mối quan hệ để đặt hàng về sử dụng trong gia đình, làm quà phương xa”, ông Bốn nói.




Cũng đúng thôi, mỗi lít nước mắm “công nghiệp” trên thị trường hiện nay có giá vài chục nghìn đồng được chào hàng vô cùng hấp dẫn theo kiểu “thơm, ngon đến giọt cuối cùng”. Trong khi, nước mắm Nam Ô mỗi lít có giá đắt hơn chút đỉnh... Thật khó mà cạnh tranh nổi về mặt giá cả. Nhưng, cứ lối tư duy và “sợ hãi” như thế, chắc nước mắm Nam Ô đã “chết” từ thời tám hoánh. Ngược lại, vẫn “sống”, khỏe khoắn và đang dần định vị trong lòng người muôn phương. Nói câu này không phải quá khi người khác phản biện rằng, trên giá bán các loại nước mắm ở chợ, siêu thị có thấy hình bóng chai nước mắm Nam Ô nào đâu(?). Bởi vì: “Nhà tôi làm nước mắm qua nửa thế kỷ. Làng này làm nước mắm ngót nghét trên thế kỷ. Cho đến giờ, vẫn duy trì bao nhiêu mối khách hàng. Có điều, khách hàng chúng tôi trực tiếp đến mua tại cơ sở, đặt hàng qua điện thoại, qua thông tin liên lạc khác. Làm đến đâu, bán đến đó, chẳng bao giờ sợ ế”, ông Ngô Hiệp, chồng bà Phạm Thị Hải Nguyệt - chủ cơ sở nước mắm Hiệp Hải chia sẻ.


Hiện cơ sở Hiệp Hải có khoảng 2,5 tấn nguyên liệu (cá cơm than) đang được muối để chế biến nước mắm theo nhiều đợt. Đứng giữa bộn bề chum, vại, thùng, thau... để làm nước mắm tại cơ sở này, rất dễ chịu, rất quyến rũ bởi mùi thơm bốc lên từ thùng đựng nước mắm đang thời kỳ ủ hương. Bà Nguyệt bảo, làm nước mắm ở đây hoàn toàn thủ công, không sử dụng bất cứ thứ gì liên quan đến hóa chất. Mùa cá cơm than ngon, giàu đạm nhất rơi vào độ tháng 3, tháng 4 âm lịch. Một cân cá giá 27.000 đồng. Sau khi có nguyên liệu, bỏ vào chum muối (muối tinh), phơi nắng 5-6 tháng rồi dịch chuyển vào bóng râm. Mỗi lần chuyển phải đảo đều, ủ thêm 5-6 tháng nữa thì đem ra lọc. Lọc 10 lần liên tiếp, khi nào thấy màu nước đạt nhất, ưng ý nhất thì đổ vào vại sành để ủ hương tự nhiên thêm chục ngày nữa. Hoàn thành chu kỳ làm nước mắm.

Việc di chuyển từ ngoài nắng vào chỗ râm mát vừa để mau chín cá, vừa tích hương tự nhiên cho nước mắm thành phẩm sau này. Công đoạn từ khi muối cá đến khi giọt nước mắm thành phẩm trọn vẹn 365 ngày. Có vậy, người Nam Ô mới ví nước mắm (bên cạnh mứt, gỏi cá) do làng mình làm ra như tâm hồn, như hương vị quê nhà mà người con quê hương nào đi xa không bao giờ quên. Và không chỉ luôn nhớ mà thấm vào cả bao nhiêu người khách thập phương nếu có lần được nếm thử. “Nước mắm công nghiệp, dùng tay chạm vào rồi rửa tay, chỉ chút thời gian sẽ mất mùi. Nước mắm Nam Ô, nhà báo cứ chạm vào đi, rồi rửa, chạy về dưới phố bảo đảm vẫn còn mùi quyến luyến. Đặc trưng là thế đó”, câu nói như lời chứng minh hùng hồn, niềm tự hào mãnh liệt của ông Bốn với đặc sản quê hương.

Còn đó những trăn trở

Đó là chuyện hương, hồn của đặc sản nước mắm Nam Ô. Nhưng, nói lại cũng không hẳn toàn những niềm vui, tự hào và sung sướng. Cá cơm than bây giờ cạn nguồn ở biển Nam Ô, phải xuống tận Thọ Quang - Sơn Trà mua. Nguồn nguyên liệu ấy cũng có khi cạn khi vơi bởi thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, rồi việc đánh bắt cá cũng lắm gian nan bởi ngàn lẻ một lý do khác.
Rồi chuyện quảng bá thương hiệu cho Hội làng nghề nước mắm để đi xa hơn khỏi lũy tre làng, lên được các sạp hàng, gian hàng ở chợ, siêu thị... Không chỉ có thế, sắp tới hàng chục hộ rơi vào cảnh ly tán bởi giải tỏa, di dời cho dự án cũng gần như bỏ nghề. Vấn đề mặt bằng mở rộng cơ sở sản xuất cũng khó khăn... Tuy nhiên, cái khó hơn nữa là vốn. Thiếu vốn.

“Một năm mới cho ra sản phẩm, đồng nghĩa một năm vốn nằm ỳ theo. Nhà có điều kiện còn đỡ, nhà khó khăn phải vay ngân hàng thì ngán lắm”, ông Bốn chia sẻ. Ông cũng cho hay, thuận lợi lớn nhất là sự nhiệt tình, yêu nghề của các hộ hội làng nghề. Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng ủng hộ nhiệt tình, tạo điều kiện một vài lần lên giá các gian hàng ở Hội chợ hàng Việt. Nhưng rồi, thì cũng là cái khó chung của thành phố trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nên cứ thưa dần hình bóng chai nước mắm Nam Ô ở các sạp hàng. Và, thiếu vốn, thiếu kinh phí tổ chức dẫn đến thiếu chiến lược quảng bá (đúng hơn là không có điều kiện) để rồi quanh quẩn mãi dưới chân đèo. Có chăng là những mối thân quen từ thuở trước mới mang được nước mắm làng ra khỏi Nam Ô.


Nói rằng, mấy ông ở ban chấp hành hội làng nghề là “hữu danh vô thực” thì oan quá. Vì họ vẫn làm việc, vẫn chủ đạo trong việc thúc giục bà con năng tinh thần hăng say sản xuất, giữ đúng cách làm thủ công truyền thống; vẫn chạy đôn chạy đáo khắp nơi để nước mắm Nam Ô ngày một “nổi tiếng” theo đúng nghĩa đen của nó. Nhưng mà, họ chạy ngược xuôi lo cho việc hội với cái “bụng lép kẹp”. Không một đồng hỗ trợ, không một quỹ hoạt động hội nào tồn tại. Chạy bởi đam mê, bởi nỗi lòng trăn trở với nghề truyền thống tổ tiên để lại, với trách nhiệm cho con cháu mai sau không bị lãng quên, và với cả một niềm hy vọng lấp ló đâu đó như bóng con thuyền ngoài khơi trước mũi sóng, lúc hiện lúc ẩn. Có người bảo, ở Phú Quốc người ta làm được, không lẽ Đà Nẵng mình thua...

Nam Ô chiều cuối đông, từng con sóng cao, vần vũ mùa biển động. Ngôi làng như một rẻo đất nằm chốc mũi vào vịnh Đà Nẵng suốt hàng trăm năm. Nơi đó, tồn tại ngôi miếu bà hàng trăm năm tuổi gắn liền với huyền sử về câu chuyện Công chúa Huyền Trân trốn thoát khỏi đất nước Chiêm thành; gắn với ngôi mộ tiền hiền làng được cho là của một vị tướng hy sinh trong lần giải cứu công chúa nước Việt. Nơi đó có những giếng vuông cổ mà khoa học khảo cổ đến nay vẫn chưa thể khẳng định đích xác là vào thời kỳ nào... Tôi vẫn tin, nước mắm Nam Ô vẫn sẽ có sức sống vĩnh cửu như giá trị văn hóa mà ngôi làng này được lịch sử ưu ái ban tặng.

Theo VTV Đà Nẵng




KHÁM PHÁ CÙ LAO CHÀM

TOUR XEM NHIỀU NHẤT

  • Tour Cù Lao Chàm 1 ngày
  • Tour Cù Lao Chàm 2 ngày 1 đêm
  • Tour Khám phá Đà Nẵng 1 ngày
  • Tour Bà Nà Hills 1 ngày
  • Tour Bà Nà Hills 2 ngày 1 đêm
  • Tour Ngũ Hành Sơn - Hội An
  • Tour Đà Nẵng – Huế 1 ngày
  • Tour Đà Nẵng – Mỹ Sơn – Hội An 1 ngày
  • Tour Đà Nẵng – Tháp Mỹ Sơn 1 ngày
  • Tour Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn-Hội An
  • Tour Lý Sơn 2 ngày 1 đêm
  • Tour Đà Nẵng - Huế 2 ngày 1 đêm

TIỆM GIẶT GIÁ RẺ

KHÁCH SẠN ĐANG HOT

  • Khách sạn Victori - Giá rẻ, gần biển
  • Tuấn Phong Hotel - Gần biển
  • Sea Castle Hotel - Gần biển Mỹ Khê
  • Biển Ngọc Hotel - Gần công viên biển
  • Đức Phú Tâm Motel
  • Khách sạn Pơ Mu - View biển Đà Nẵng
  • Khách sạn Bin Star
  • Khách sạn Diamond Sea - Đẹp, sang trọng
  • Khách sạn Gold 2 - Gần biển, phòng đẹp
  • Khách sạn Koreana - Gần biển, giá bình dân
  • Ngôi Nhà Xanh Hotel- Trung tâm Đà Nẵng
  • Khách sạn Hưng Phát - Gần biển

CLIP ASIAN BEACH GAME 2016

Giặt ủi Đà Nẵng | Khách sạn Đà Nẵng